Pa lăng là sản phẩm để kéo các vật , bao gồm dây ( cáp hoặc xích ) vắt qua các puli như 1 chiếc dòng dọc giúp con người nâng hạ các vật nặng một cách đơn giản và nhẹ nhạng hơn.
Pa lăng được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất thi công trong xưởng, khai thác mỏ, nông nghiệp, điện lực, xây dựng cũng như việc lắp đặt máy móc, bốc dỡ hàng, nâng hạ hang trong các nhà ga, bến tàu, kho bãi. Ngoài ra, Pa lăng còn được dùng để hỗ trợ sửa chữa máy móc thiết bị.
Trên thị trường hiện nay có các loại pa lăng hiện hành như:
- Pa lăng xích kéo tay :
Đây là loại pa lăng được sử dụng phổ biến nhất bởi các tính năng tuyệt vời của sản phẩm như :
+ Tính cơ động . Có thể dùng ở bất cứ nơi nào vì sản phẩm này sử dụng sức người để kéo dây xích.
+ Tải trọng nâng lớn : từ 1 - 30 tấn với chiều dài dây xích từ 3 - 15 mét.
+ Đa dạng về chủng loại để khách hàng lựa chon và có nhiều mức giá khác nhau như.
Pa lăng xích lắc tay
Pa lăng xích kéo tay Nitto , Vital , Desan .....
- Pa lăng xích lắc tay :
Sản phẩm này tương tự như pa lăng xích kéo tay nhưng người sử dụng không phải kéo dây xích mà chỉ sử dụng 1 cơ cấu lắc tay đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều
Pa lăng xích lắc tay
- Pa lăng xích điện
+ Là loại pa lăng cuốn nhả bằng xích thông qua hệ thống truyền lực động cơ điện và hộp giảm tốc , Puly dạng bánh xích có chức năng kẹp chặt sợi xích theo 1 chiều nhất định và cuốn nhả xích vào 1 túi đựng xích. Loại Pa lăng xích điện có 2 loại là có con chạy di chuyển trên dầm chữ I và loại cố định. Loại pa lăng xích điện được sử dụng chủ yếu trong các nhà kho , nhà xưởng , những nơi làm việc cố định.
Pa lăng xích điện
- Pa lăng cáp điện
Loại này có cấu tạo và hoạt động tương tự như Pa lăng xích điện nhưng không sử dụng dây xích mà thay bằng dây cáp và có tang cuốn cáp tương tự như tời kéo mặt đất.
Đây là loại pa lăng tương đối phổ biến dùng động cơ điện và có hộp giảm tốc để cuốn nhả cáp thông qua hệ thống Puly và móc cẩu.
Pa lăng cáp điện
Để đảm bảo sử dụng pa lăng an toàn hiệu quả cần chú ý:
1. Phán đoán trọng lượng của vật tải và chắc chắn rằng trọng lượng vật tải không vượt quá giới hạn tải của Palăng xích. Tuyệt đối không để Palăng bị quá tải trong bất kỳ trường hợp nào.
2. Kiểm tra kỹ các bộ phận và thiết bị của Palăng, như móc, xích tải, các thiết bị phanh…., và việc bôi trơn dầu cho Palăng. Palăng xích chỉ được đưa vào vận hành khi Palăng ở trong tình trạng hoạt động tốt.
3. Trước khi nâng, kiểm tra các móc của Palăng xem liệu chúng đã được gắn một cách an toàn hay chưa. Tuyệt đối không được phép để móc bị nghiêng so với dây tải ở phần đầu móc. Để hiệu suất của Palăng được tốt nhất, xích tải nên được giữ ở phương thẳng đứng, không bị xoắn để tránh xích bị rối hoặc bị quấn vào nhau.
4. Trong quá trình vận hành, người điều khiển Palăng nên đứng thẳng so với đĩa xích. Để nâng vật tải, kéo xích tay để cho đĩa xích quay theo chiều kim đồng hồ. Khi kéo xích tay theo chiều ngược lại, các đĩa xích sẽ được tách ra từ đĩa phanh, đĩa ma sát bị hãm lại bằng chốt sẽ được nhả ra, và vật tải sẽ được từ từ hạ xuống. Không đứng kéo xích ở vị trí lệch so với đĩa xích để tránh hiện tượng xích bị rối hoặc bị quấn vào nhau.
5. Vật tải nên được nâng lên cách mặt đất vài cm sau đó dừng lại để kiểm tra xem vật tải đã ở vị trí cân bằng chưa, và nếu Palăng có sử dụng dây treo thì dây treo đó đã buộc chắc chắn chưa, vật tải hoặc dây treo đã được đặt ở đúng vị trí chưa; và kiểm tra lại hệ thống phanh trước khi tiếp tục nâng vật tải.
6. Vì mục tiêu an toàn cho người sử dụng, tuyệt đối không được đi qua hoặc làm việc dưới vật tải đang nâng lên.
7. Trong khi nâng hoặc hạ vật tải, kéo tay xích đều đặn để tránh tình trạng xích bị giật hoặc xoắn xích.
8. Dừng hoạt động ngay lập tức nếu xích không thể kéo thêm được nữa. Tiến hành kiểm tra các trường hợp có thể xảy ra như sau:
(1) Nếu có vật gì bị mắc vào vật tải.
(2) Các bộ phận của Palăng gặp trục trặc.
(3) Trọng lượng vật tải vượt quá sức tải của Palăng.
************Cơ bản cần biết về pa lăng:
Cáp dùng trong pa lăng
- Chọn cáp theo tiêu chuẩn:
+ Cáp có cấu tạo phù hợp với tính năng sử dụng của nó
+ Cáp phải đủ chiều dài cần thiết. Đối với cáp dùng để buộc thì phải đảm bảo góc giữa các nhánh cáp không lớn hơn 900 .
+ Cáp sử dụng phải có khả năng chịu lực phù hợp với lực tác dụng lên cáp.
- Loại bỏ cáp:
Sau một thời gian sử dụng cáp sẽ bị mòn do ma sát, rỉ và có thể bị đứt gẫy các sợi do cuốn vào tang và qua ròng rọc. Hiện tượng này sẽ phát triển dần dần đến một lúc nào đó mới bị đứt hoàn toàn. Do đó thường xuyên tiến hành kiểm tra để loại bỏ những cáp không đủ điều kiện an toàn.
Xích dùng trong Pa lăng
- Chọn xích: Xích được sử dụng phải có khả năng chịu lực phù hợp với lực tác dụng lên xích.
- Loại bỏ xích: Khi mắt xích đã mòn quá 10% kích thước ban đầu thì ngừng sử dụng và loại bỏ ngay.
Tang và ròng rọc trong hệ thống pa lăng
- Tang: Được dùng để cuộn cáp hay cuộn xích. Yêu cầu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo đường kính theo yêu cầu.
+ Cấu tạo tang phải đảm bảo với yêu cầu làm việc.
+ Tang phải được loại bỏ khi rạn nứt.
- Ròng rọc : Được dùng để thay đổi hướng chuyển động của cáp hay xích để làm lợi về lực tốc độ.
Yêu cầu cầu của ròng rọc:
+ Phải đảm bảo đường kính puli theo yêu cầu.
+ Cấu tạo phù hợp với chế độ làm việc
+ Ròng rọc phải bị loại bỏ khi rạn nứt hoặc mòn sâu quá 0.5mm đường kính dây cáp.
Phanh dùng trong Pa lăng.
- Tác dụng của phanh là dừng chuyển động của một số cơ cấu nào đó hoặc thay đổi tốc độ của cơ cấu đó.
- Chọn phanh: Tính toán và chọn phanh theo yêu cầu.
- Loại bỏ má phanh:
+ Khi má phanh mòn không đều, má phanh mòn đến đỉnh vít giữ má phanh, phanh có hiện tượng rạn nứt thì cần phải loại bỏ và thay mới.
+ Khi phanh làm việc má phanh chỉ tiếp xúc với bánh một góc nhỏ hơn 80% góc quy định.
+ Khi báng phanh bị mòn quá 30 % chiều dày trở lên, độ dày của má phanh mòn quá 50%.
- Loại bỏ phanh đai:
+ Khi có vết nứt ở trên đai phanh, khi độ hở giữa đai phanh và bánh phanh nhỏ hơn 2mm hoặc lớn hơn 4mm.
+ Khi bánh phanh bị mòn quá 30% chiều dày ban đầu của bánh phanh.
+ Khai đai phanh bị mòn quá 50% chiều sâu ban đầu.
+ Khi phanh làm việc với bánh phanh và đai phanh chỉ tiếp xúc với nhau 1 góc nhỏ hơn 80% góc tính toán.
+ Khi bánh phanh và đai phanh mòn không dần đều.
Trên đây là yêu cầu đối xích, cáp, tang, ròng rọc và phanh, các bạn tham khảo nhé. Đồng thời nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng pa lăng để tăng tuổi thọ của pa lăng và đạt hiệu quả cao trong công việc.
Những nguyên nhân cơ bản làm hỏng pa lăng:
Các nguyên nhân gây hư hỏng Pa lăng xích - Pa lăng xích kéo tay có thể do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc do người sử dụng. Trong trường hợp hư hỏng do người sử dụng có thể do các nguyên nhân như :
- Kéo vượt quá tải trọng gây đứt xích hoặc vỡ bánh răng.
- Móc treo Pa lăng xích không chắn chắn gây rơi vỡ hộp khung Pa lăng xích . Trường hợp này còn có thể gây nguy hiểm đến nhân viên trực tiếp là việc.
- Không bảo trì bảo dưỡng thường xuyên làm vòng bi bị khô không kéo được xích
Cách khắc phục những lỗi cơ bản của pa lăng
* Đối với việc kéo dây xích khó khăn do khô dầu mỡ hoặc bị nhét vật thể lạ các bạn có thể tháo hộp khung Pa lăng dùng dầu mỡ hoặc cồn chống gỉ RP7 để lau các chi tiết truyền động rồi tra dầu mỡ cho các cơ cấu , gỡ các vật thể lạ nhét trong cơ cấu.
* Đối với việc đứt dây xích ta chỉ cần thay dây xích là được.
* Hỏng bánh đĩa là bộ phận quan trọng nhất dùng để truyền lực. Các sự cố hỏng bánh đĩa như :
- Đĩa bị mòn: Phương pháp sửa chữa bằng cách hàn đắp.
- Đĩa bị vỡ hoặc nứt: có thể sửa bằng phương pháp hàn gép bằng vít , hoặc thay thế bánh đĩa mới.
Tuy nhiên bánh đĩa là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong các loại pa lăng xích nên ta cần thay thế bánh đĩa mới . Đây là phương án tốt nhất , hiệu quả nhất để đảm bảo cho chất lượng của bộ truyền lực.
Bảo dưỡng pa lăng định kỳ
Đây là việc làm không thể thiếu khi sử dụng bất kỳ thiết bị nào.
1. Dây Cáp
Kiểm tra cáp không bị mòn, bị nổ trượt tiêu chuẩn hay bị đứt, han gỉ thì cáp mới đạt yêu cầu an toàn. Chú ý rằng khi thay thế cáp phải sử dụng loại cáp có thông số kỹ thuật chuẩn xác so với thiết kế ban đầu được ghi trong hồ sơ kỹ thuật kiểm định của Pa lăng.
Bảo dưỡng cáp bằng cách:
- Tra thêm dầu mỡ vào cáp
- Kiểm tra tình trạng hao mòn của cáp
- Kiểm tra tình trạng xếp cáp trên tang
2. Xích tải
Nếu thấy xích không bị mòn, han gỉ hoặc rạn nứt là ổn. Mỗi lần bảo dưỡng cần tra dầu mỡ cho xích, kiểm tra độ hao mòn của xích và xem xích có bị cọ sát vào thành kim loại không?
3. Móc
Móc không được bị rạn nứt hay biến dạng. Độ mòn tối đa ở lòng móc phải không vượt quá 10% so với kích thước ban đầu của nó.
4. Cụm Puli
Puly phải đảm bảo không bị rạn nứt, không bị vỡ hay mòn. Đường kính bánh xe tiếp xúc với ray có độ mòn không quá 5mm và ở thành Puli không quá 1.5mm.
Bảo trì cụm Puli bằng cách tra mỡ vào các ổ trụ Puli, kiểm tra tình trạng rạn nứt, vỡ mòn của cụm Puli.
5. Cụm bánh xe
Để đảm bảo an toàn bánh xe phải không bị vỡ, mòn, nứt. Đường kính bánh xe tiếp xúc với ray không bị mòn quá 5mm và ở thân bánh xe không quá 5mm.
Chúng ta phải tra dầu mỡ vào trục bánh xe, kiểm tra tình trạng vỡ, mòn, nứt của bánh xe.
6. Phanh hãm
Kiểm tra bề mặt phanh và bánh phanh, tiêu chuẩn bề mặt nhẵn, không rạn nứt sâu quá 1mm. Không để dầu mỡ và bụi bẩn bám trên mặt phanh. Má phanh không bị mòn đến vít cây giữ phấn công tác của má phanh, đảm bảo lò xo không bị gỉ, đứt gãy.
7. Đường ray
Đường ray có độ nghiêng không quá 0.003, trụ chắn ở hai đầu dây phải chắc chắn
8. Thiết bị điện
- Thường xuyên tra dầu mỡ cho động cơ
- Động cơ phải luôn được cách điện, giữa các pha với đất bảo đảm điện trở cách điện tối thiểu là 0.5 MΩ. Nếu không đạt tiêu chuẩn cần tẩm lại cách điện, sấy khô để đảm bảo điện trở cách điện.
- Kiểm tra lại các điểm tiếp xúc của rơ le, khởi động từ, công tắc,... Nếu thấy tiếp điểm bị rỗ, bám bẩn thì phải làm sạch và phẳng bề mặt bằng cách dùng giấy nhám mịn nhằm tăng độ tiếp xúc giữa các bề mặt tiếp điểm.
- Kiểm tra toàn bộ các bu lông, ốc vít và xiết chặt chúng, các mối hàn phải chắc chắn, bọc lại cách điện nếu cần.
Mong rằng với bài viết này các bạn đã biết pa lăng là gì và cơ bản những điều cần biết khi sử dụng pa lăng, mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
0 Nhận xét