Banner1

Banner1

Cấu Tạo Xe Nâng Tay Phổ Biến Và Các Lưu Ý Khi Sử Dụng

Xe nâng tay được ứng dụng rộng rãi ngày nay bởi sự thuận tiện và an toàn. Thiết bị này giúp cho việc di chuyển hàng hóa dễ hàng hơn, đồng thời cũng giúp cho bạn hoàn thành công việc nhanh chóng và đỡ mất sức. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc về đặc điểm và cấu tạo xe nâng tay hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.


Cau-tao-xe-nang-tay-Pho-bien-va-cac-luu-y-khi-su-dung

Tìm hiểu về đặc điểm và cấu tạo xe nâng tay

Xe nâng tay là gì?

Xe nâng tay là loại xe chuyên dụng trong cách ngành như sản xuất, xây dựng, công nghiệp. Xe nâng tay thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác hay vận chuyển hàng hóa lên cao. Bên cạnh đó, loại xe này cũng có thể kết hợp với các thiết bị khác như cầu nối container, xe nâng điện… hỗ trợ hiệu quả cho các công việc tại kho bãi, siêu thị.

Xe nâng tay có hai loại là xe nâng tay cao và xe nâng tay cấp. Xe nâng tay thấp có công dụng chính đó là hỗ trợ di chuyển, sắp xếp hàng hóa ở các khu vực nhỏ mà xe điện, xe nâng tay cao không thể vào được.

Trong khi đó, xe nâng tay cao lại là một công cụ hữu dụng để nâng hàng hóa lên xe tải, container hoặc những khu vực trên cao như kệ, giá đỡ hàng. Sử dụng xe nâng tay cao, bạn hoàn toàn có thể xếp những thùng hàng nặng vào các vị trí trống mà không phải tốn nhiều sức lực.

Cấu tạo xe nâng tay

Nhìn chung thì cấu tạo xe nâng tay đơn giản hơn các loại xe nâng chạy máy rất nhiều. Cả xe nâng tay cao và xe nâng tay thấp đều có cùng các chi tiết cơ bản, thế nhưng đối với mỗi loại sẽ có các đặc điểm riêng phục vụ cho nhu cầu sử dụng.
Xe nâng tay cao

Cấu tạo xe nâng tay cao có 3 bộ phận chính: khung xe, bánh xe và trụ thủy lực.

Khung xe

Phần khung này bao gồm hai càng nâng bằng thép không gỉ được gắn liền với khung cột có gắn tay cầm để di chuyển. Càng nâng có thiết kế cực kỳ chắc chắn, chịu lực tốt phù hợp với cả những hàng hóa có trọng tải nặng. Càng có thể điều chỉnh mở rộng ra hoặc thu hẹp khá tiện lợi và phù hợp với pallet người sử dụng.

Tay cầm của xe khá linh hoạt và đạt chiều dài tiêu chuẩn. Chức năng chính của tay cầm đó là đảm bảo điều hướng lái linh hoạt và kích nâng. Ngoài hai bộ phận chính trên còn có thêm lưới bảo vệ gắn trực tiếp lên khung, xích tải chắc chắn phục vụ cho việc nâng đỡ hàng hóa.
Cau-tao-xe-nang-tay-Pho-bien-va-cac-luu-y-khi-su-dung

Xe nâng tay cao bao gồm 3 bộ phận chính
Bánh xe

Xe nâng tay cao có 4 bánh xe, 2 bánh lái và 2 bánh tải. Bánh lái được đặt ở phía sau, có bán kính to hơn bánh trước và dễ dàng quay 360 thuận tiện di chuyển đến mọi ngóc ngách. Cả 4 bánh đều được làm từ lõi thép chịu tải, bên ngoài là lớp nhựa PU đàn hồi.
Trụ thủy lực

Đây chính là bộ phận quan trọng nhất của xe nâng tay, bao gồm pittong đẩy và dầu thủy lực có tác dụng nâng đẩy hàng hóa lên cao. Tùy thuộc vào tải trọng của hàng hóa và chiều cao nâng mà phần trụ này có kích thước khác nhau.
Xe nâng tay thấp


Cấu tạo xe nâng tay thấp cũng tương tự như xe nâng tay cao, đều bao gồm các bộ phận chính như 2 càng nâng, tay lái, bánh xe và trụ thủy lực.

Cau-tao-xe-nang-tay-Pho-bien-va-cac-luu-y-khi-su-dung

Cấu tạo xe nâng tay thấp khá đơn giản
Càng nâng

Hai càng nâng của xe nâng tay thấp được làm từ thép chắc chắn và có khả năng chịu lực tốt. Độ dài của mỗi càng nâng trung bình rơi vào khoảng hơn 1m, thích hợp với những hàng hóa có trọng tải vừa.
Tay cầm điều khiển

Tay cầm điều khiển có thiết kế khá đơn giản phục vụ cho hai chức năng là điều hướng và kích lái. Ngoài ra, phần tay cầm còn được gắn thêm phanh bóp xả giúp cho người dùng dễ dàng điều khiển khi cần hạ càng.
Cau-tao-xe-nang-tay-Pho-bien-va-cac-luu-y-khi-su-dung


Xe nâng tay thấp còn trang bị phanh bóp xả khá an toàn
Bánh xe

Không giống như xe nâng tay cao, loại xe này chỉ có 3 bánh, trong đó là 2 bánh tải ở phía trước và 1 bánh lái ở phía sau. Bánh lái thường có kích cỡ lớn hơn thuận tiện cho di chuyển, còn bánh tải ở đầu hai càng xe thì nhỏ hơn nhưng chịu được tải trọng lớn.
Trục thủy lực

Trục thủy lực của xe được thiết kế đơn giản với chất liệu hợp kim nhôm. Bên trong chứa dầu thủy lực, phớt, gioăng,… có tác dụng tạo áp lực khi nâng hạ cần.
Hướng dẫn sử dụng xe nâng tay

Sau khi đã biết được cấu tạo xe nâng tay, để có thể vận hành xe hiệu quả và an toàn, cần tìm hiểu hướng dẫn sử dụng cho từng loại xe nâng tay. Theo dõi quy trình vận hành xe được giới thiệu sau đây:

Cách sử dụng xe nâng tay cao

Các bước cần thực hiện để vận hành xe nâng tay cao bao gồm:

Cau-tao-xe-nang-tay-Pho-bien-va-cac-luu-y-khi-su-dung

Bước 1: Đưa xe đến vị trí hàng hóa cần vận chuyển. Với hệ thống bốn bánh xe linh hoạt, có thể dễ dàng điều khiển xe cả khi không tải và có tải.

Bước 2: Hàng hóa được đặt trên pallet để đảm bảo di chuyển an toàn. Điều khiển càng xe vào vị trí nâng hàng và kiểm tra độ cân bằng. Đảm bảo không bị nằm lệch – nguyên nhân gây ra đổ vỡ, rơi hỏng hàng hóa. Kế tiếp, thực hiện khóa phanh. Phang là bộ phận cực kỳ quan trọng trong cấu tạo xe nâng tay cao.

Bước 3: Điều khiển hệ thống bơm thủy lực để càng xe được nâng lên cao và bắt đầu di chuyển, nâng hạ hàng hóa đến vị trí yêu cầu. Có 2 cách để có thể điều khiển bơm và piston như sau:Cách 1: Sử dụng tay đẩy, tác dụng lực để piston di chuyển lên xuống.
Cách 2: Tác dụng lực từ chân lên bàn đạp phía dưới để nâng piston thủy lực.

Đê nâng cao hiệu quả, có thể áp dụng đồng thời cả 2 cách cùng lúc.

Bước 4: Khi càng nâng đã đạt đến độ cao phù hợp, thực hiện xả khí nén bằng phanh. Cần bóp phanh chậm, nhẹ nhàng để khí thoát ra từ từ và không làm tuột piston.

Trường hợp xe nâng tay cao không có phanh. Người điều khiển không cần đến công đoạn khóa và xả phanh. Thay vào đó là sử dụng nút vặn bằng cách vặn chặt van xả rồi bắt đầu nâng hệ thống bơm thủy lực. Khi càng nâng đã vào vị trí phù hợp, vặn van xả từ từ để hạ ống thủy lực.

Xe nâng tay thấp

Trước hết bạn cần hiểu rõ cấu tạo xe nâng tay, xe nâng tay thấp có cách sử dụng đơn giản hơn xe nâng tay cao. Đây là dòng xe dễ vận hành, dễ thao tác nhất trong các loại xe nâng hạ, di chuyển hàng hóa hiện nay. Hướng dẫn sử dụng thiết bị như sau:

Cau-tao-xe-nang-tay-Pho-bien-va-cac-luu-y-khi-su-dung

Bước 1: Di chuyển thiết bị đến khu vực hàng hóa cần bốc, xếp dỡ.

Bước 2: Khóa phanh sau đó kích nâng hệ thống piston thủy lực.

Bước 3: Tác dụng lực tay vào kích nâng để di chuyển hàng lên cao hoặc xuống thấp.

Bước 4: Sau khi đặt hàng vào vị trí, từ từ bóp phanh xả để hạn càng nâng.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét