Thiết bị đóng cắt : bao gồm MCB, MCCB, ACB, CONTACTOR của các hãng Mitsubishi, Schneider Electric, Fuji Electric, LS, Shihlin, ...
Relay bảo vệ : Bao gồm các relay bảo vệ quá dòng (OC), bảo vệ chạm đất (EF), bảo vệ dòng rò(EL), bảo vệ quá áp (OV), bảo vệ kém áp (UV), bảo vệ mất pha (PF, PL), bảo vệ đảo pha (PS), bảo vệ quá tần số, bảo vệ thiếu tần số của các hãng như Mikro (Malaysia), Samwha (Korea) (hiện nay làSchneider Electric), Delab(Malaysia), Selec (India)...
Relay thông dụng : Bao gồm các loại relay trung gian, relay chốt (xung), Relay 24 giờ... của SMITT (Hà lan), Panasonic, Omron, Yongsung, Hanyong, Tyco...
Bù công suất kháng : Bao gồm tụ bù, bộ điều khiển tụ bù và phụ kiện của các hãng như : Mikro, Samwha, Enerlux, Ducati, Epcos, Risesun...
Bộ biến tần : Gồm bộ biến tần của các hãng Mitsubishi, Fuji, Omron, Siemens, Fuji, LS...
Thiết bị chống sét : Chống sét lan truyền trên đường nguồn, đường tín hiệu của hãng OBO, Pulsar, Novaris, Ingesco, SYCOM, SineTamer
Thiết bị tự động : Gồm các bộ điều khiển nhiệt độ, timer, counter, bộ đo thời gian tổng, đo xung, đo điện áp, các bộ hiển thị xử lý, bộ điều khiển động cơ servo, bộ điều khiển động cơ bước, bộ điều khiển lập trình... của các hãng Omron, Autonics, Selec, Siemens, Mitsubishi, LS Mecapion (Metronix), Fotek, Sanil...
Cảm biến : gồm có các cảm biến quang, cảm biến tiệm cận, cảm biến mức, encoder, cảm biến nhiệt độ, cảm biến siêu âm, cảm biến lực, cảm biến áp suất của các hãng Omron, Autonics, Siemens, Mitsubishi, LS Mecapion (Metronix), Fotek, Sanil...
Đồng hồ điện (công tơ điện) : Bao gồm đồng hồ điện (công tơ điện) của Emic, đồng hồ kwh Selec, công tơ điện tử EMIC, Vinasino, EDMI
Biến dòng điện : Bao gồm các loại biến dòng đo lường, biến dòng bảo vệ, biến dòng thứ tự không của các hãng EMIC, OMEGA, CNC, Risesun, Dixen, Mikro, Samwha, Delab
Thiết bị đo kiểm : Bao gồm các loại thiết bị đo kiểm chuyên nghiệp như máy hiện sóng, máy phát sóng, máy đếm tần số, máy đo độ dẫn điện của dung dịch, máy đo từ trường... của Pintek, Instek,ALP, Lodestar, Tektronix, ED, EZ, Protek, Kenwood, Topward, Sako, Sanwha, Kyoritsu, Fluke, Prova, Lutron ...
Phụ kiện : Bao gồm các loại đồng hồ volt, đồng hồ ampe, biến dòng điện, biến điện áp, đồng hồ tủ điện đa năng, đồng hồ giám sát điện năng, gối đỡ, co nhiệt chủ yếu dùng trong tủ điện của các hãng BEW, Ken yong, Risesun, Omega, Emic, CNC...
Một số từ viết tắt thông dụng trong điện công nghiệp :
EF : (Earth Fault), chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ chạm đất (dùng PCT)
EL : (Earth Leakage), chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ dòng rò (dùng ZCT)
PL : (Phase Loss, Phase Failure), chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ mất pha
PR : (Phase Reversal, Phase Sequence), chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ thứ tự pha (đảo pha)
UC : (Under Current), chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ thiếu dòng điện
OV : (Over Voltage), chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ quá điện áp
UV : (Under Voltage), chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ thiếu điện áp (thấp áp)
UBV : (UnBalance Voltage) chỉ thiết bị điện có chức năng bảo vệ mất cân bằng áp
UBC : (UnBalance Current) chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ mất cân bằng dòng điện
OF : (Over Frequency) chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ quá tần số
UF : (Under Frequency) chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ thiếu tần số
MCT : (Metering Current Transformer) Biến dòng đo lường Dùng cho chỉ báo và đo đếm điện năng.
PCT : (Protection Current Transformer) Biến dòng bảo vệ
PCT dùng cho relay bảo vệ quá dòng và bảo vệ chạm đất. Trong trường hợp hoạt động bình thường khoảng 110% đổ lại thì các MCT phải nằm trong sai số cho phép của nó(tùy trường hợp sai số mà nhà sản xuất đưa ra là 0.5% hay 1%)
ZCT : (Zero sequence Current Transformer) Biến dòng thứ tự không. dùng cho relay bảo vệ dòng rò
CBCT : (Core Balance Current Transformer) Cách gọi khác của ZCT
OSC : (OSCilloscope) Máy hiện sóng, dao động ký
DSO : (Digital Storage Oscilloscope) Máy hiện sóng số, dao động ký số
FG : (Function Generator) Máy phát sóng
PWS : (Power Supply) bộ nguồn, nguồn cung cấp
DC : (Direct Current) dòng điện một chiều
AC : (Alternating Current) dòng điện xoay chiều
As : (Amper switch )
St : Cuộn Suntrip , Lắp thêm vào MCCB , dùng đóng ngắt MCCB .
Fuse : Cầu chì trong tủ điện .
SỰ CỐ NGÀNH ĐIỆN :
Chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho nguồn điện có chất lượng kém. Thông thường, nguồn điện chất lượng kém sẽ gặp 9 hiện tượng thông dụng sau:
CÚP ĐIỆN: làm gián đoạn sản xuất, mất thời gian và hao phí lương. Nguyên nhân, do lỗi ở trạm phát điện, hư hỏng trên đường dây, chập mạch hoặc quá tải, thiếu điện… Khắc phục bằng cách sử dụng máy phát điện trong trường hợp mất điện hơn 20 phút trở lên, để duy trì nguồn điện liên tục sau khi mất điện trong 20 phút đầu sẽ phải dùng UPS.
GIẢM ÁP TẠM THỜI (POWER SAG) dẫn đến hư dữ liệu, hư phần cứng, đèn bị chớp nháy, thiết bị tắt vì điện không đủ đáp ứng… Nguyên nhân do khởi động tải lớn, chuyển mạch điện hệ thống, hư thiết bị chuyển mạch, dịch vụ điện kém… Khắc phục bằng cách dùng UPS và ổn áp có khả năng điều chỉnh sự giảm áp tạm thời.
XUNG ĐỘT BIẾN ĐIỆN (POWER SURGE) là sự gián đoạn trong một chu kỳ sóng sine chuẩn với cường độ rất cao, tăng áp trong thời gian ngắn, mất dữ liệu bộ nhớ, lỗi dữ liệu, hư thiết bị, hư mạch. Nguyên nhân do sét đánh, bật tắt thiết bị lớn, vận hành hệ thống chiếu sáng, các lỗi hệ thống phân phối điện…
GIẢM ÁP (UNDERVOLTAGE) có điện áp dưới 90% điện áp chuẩn, kéo dài nên gây hiện tượng thiếu điện (Brown-out) làm thiết bị giảm tuổi thọ, hư hỏng do nhiệt độ tăng cao... Nguyên nhân do thời tiết, nhu cầu sử dụng điện cao quá, mất pha, chính sách của công ty phân phối điện trong giờ cao điểm..
QUÁ ÁP (OVER-VOLTAGE) hơn 2 chu kỳ có mức điện áp trên 110% điện áp chuẩn, gần với xung đột biến điện nhưng thời gian dài hơn, bao gồm nhiều hiện tượng đột biến điện, gây hư hỏng nặng cho môtơ và máy vi tính, làm bộ nhớ bị hư/mất dữ liệu, tăng nguy cơ cháy nổ… Nguyên nhân do lỗi ở hệ thống phân phối điện, sự sụt tải lớn, thay đổi cảm kháng khi chuyển mạch, bão mặt trời… Cách khắc phục, dùng các thiết bị ổn định điện như ổn áp.
NHIỄU ĐƯỜNG DÂY (LINE NOISE) là nguyên nhân chủ yếu gây lỗi máy tính, hư và mất dữ liệu… Hiện tượng này xảy ra do môtơ điện công suất lớn, bão điện từ, ứng dụng phát sóng, thiết bị HVAC (hệ thống điện lạnh, thông gió) vận hành. Dùng bộ lọc và ổn áp sẽ hạn chế được vấn đề này.
BIẾN ĐỔI TẦN SỐ (FREQUENCY VARIATION). Sự thay đổi tần số điện dẫn đến mất dữ liệu, hệ thống bị đụng (crashes), hư thiết bị. Nguyên nhân có thể do máy phát điện không ổn định, do nhà cung cấp điện, vì vậy cần xem lại chất lượng máy phát điện và dùng UPS tốt.
XUNG ĐỘT BIẾN ĐIỆN DO CHUYỂN MẠCH (SWITCHING TRANSIENTS) là các xung điện áp lớn, xuất hiện nhanh và nhiều (kéo dài) hơn các xung đột biến đơn bình thường, dễ thấy nhất là việc phát tia lửa điện khi cắm điện, bật tắt công tắc, gây mất dữ liệu, thiết bị quá tải nhiệt (heat stress). Nguyên nhân, do xả tĩnh điện, chuyển mạch trên đường dây, sự tương tác chuyển đổi năng lượng phức tạp trong hệ thống điện. Dùng thiết bị triệt xung đột biến điện (TVSS – Transient Voltage Surge Suppression) hay thường gọi là thiết bị lọc sét (SPD - Surge Protection Device) sẽ giải quyết được vấn đề.
SÓNG HÀI (HARMONIC DISTORTION) là sự thay đổi tần số điện dưới dạng bội số của tần số sóng sine cơ bản, sinh ra nhiệt cao gây hư hỏng thiết bị, hỏa hoạn và nguy cơ cháy nổ, âm thầm diễn biến trong nhiều năm mà rất khó bị phát hiện. Nguyên nhân do ứng dụng có nhiều máy vi tính là những tải phi tuyến, động cơ biến tần, lây từ nguồn điện lưới bên như SANTAK, poeware, champion... nhưng hãng có dịch vụ khách tốt nhất vũng như chất lượng đảm bảo.
0 Nhận xét