Banner1

Banner1

Ký Hiệu Các Mối Hàn Trên Bản Vẽ Kỹ Thuật


Trong bản vẽ cơ khí, với vai trò là một người làm kỹ thuật hàn, kỹ thuật cắt, kỹ thuật CNC thì khi đưa cho bạn bản vẽ bạn phải biết đọc các mối hàn khác nhau, các góc khác nhau. Hàn đứt quãng hay hàn liền mạch, hàn trong hay hàn ngoài. vvv.

Có rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau .Với một thợ hàn ban đầu thì có lẽ chưa thể biết hết được các ký hiệu này.Nhưng trong quá trình làm việc cũng như yêu cầu của mối sản phẩm, bắt buộc các bạn phải đọc được những ký hiệu này trước khi bắt tay vào làm sản phẩm.

Hơn nữa chính trong bản vẽ đã cho ta biết rằng vật liệu đó là chất liệu gì sắt, thép, nhôm….tùy vật liệu dày hay mỏng ta sẽ có các phương pháp hàn khác nhau : Hàn liền, hàn chấm ngắt, hàn ngoáy hay hàn đi tay theo kiểu cầm bút…vv..Cùng với đó là các vật liệu hàn tương ứng.

Trong kỹ thuật hàn không được phép cho mặt trong của vật liệu bì sùi, bị chảy, biến dang..Do đó để làm tốt tránh hư hỏng vật liệu và lãng phí tiền bạc.Các bạn phải đọc thật kỹ các ký hiệu mối hàn. Sau đây là một số hình ảnh về mối hàn


Ký Hiệu Các Mối Hàn Trên Bản Vẽ Kỹ ThuậtKý Hiệu Các Mối Hàn Trên Bản Vẽ Kỹ Thuật

QUY ƯỚC KÝ HIỆU CÁC MỐI HÀN TRÊN BẢN VẼ

– Để cung cấp các thông số của mối hàn, phải có thêm các kí hiệu phụ. Các kí hiệu này hoặc nằm trên hoặc quanh đường dóng chỉ mối hàn như quy ước dưới đây.

KÝ HIỆU PHƯƠNG PHÁP HÀN

1 – Dạng hàn.

+ T: Hàn hồ quang tay.

+ Đ: Hàn tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước.

+ B: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước.

+ Bt: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc có tấm lót thép.

2 – Kí hiệu kiểu mối hàn, liên kết hàn, nếu cho phía phụ thì ghi phía dưới nét ngang.

+ m: Liên kết hàn giáp mối

+ t: Liên kết hàn chữ T

+ g : Liên kết hàn góc

+ c : Liên kết hàn chồng

+ d : Liên kết hàn đính

3 – Kí hiệu Delta và chữ số bên cạnh là chiều cao cạnh mối hàn K của liên kết hàn chữ T và hàn góc

4 – Chiều dài phần hàn gián đoạn, kí hiệu “/” hay “Z” kèm chữ số chỉ bước hàn.

5 – Kí hiệu phụ

– Độ nhẵn bề mặt gia công mối hàn có thể ghi trên hay dưới đường ngang ngay sau kí hiệu kiểu mối hàn (sau ô 3). Nếu mối hàn yêu cầu kiểm tra thì ghi ở phía dưới đường dóng xiên.

– Nếu bản vẽ có các mối hàn giống nhau thì chỉ cần ghi số lượng và số hiệu của chúng (vd: 25N1), ghi trên hoặc dưới nét ngang, nếu hết chỗ thì ghi phía trên đường xiên.

Ngoài ra còn tùy vào loại vất liệu mà có các loại máy hàn khác nhau : Như vật liệu mỏng cần mói hàn bé thì ta dùng Máy hàn TIG ví dụ như hàn các vỏ ô tô, xe máy, vỏ máy trong bệnh viện …Còn các vật liệu dày yêu cầu hàn chắc và chịu lực thì dùng phương pháp hàn que hay hàn MIG.

Có rất nhiều các quy ước trong bản vẽ kỹ thuật mà QMC không thể liệt kê hết ra. Để xem tất các cả ký hiệu về mối hàn trong bản vẽ .Có rất nhiều các ký hiệu khác nhau.

Nếu bạn thấy thông tin hữu ít hãy chia sẽ đến những người thân quên để chúng tôi có thêm động lực.🙏🙏🙏🙏😀😀😀😀😀😀

Đăng nhận xét

0 Nhận xét